Ý nghĩa một số con vật trên hoa văn sắt nghệ thuật

Chúng ta dễ nhìn thấy hình ảnh các con vật thường xuất hiện trong kiến trúc, trong hội họa, điêu khắc và một số đồ thờ cúng như Lư hương đồng… nhưng không phải ai cũng biết về ý nghĩa của hình ảnh linh vật này, trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về ý nghĩa của chúng trong phong thủy từ nhiều nguồn tài liệu nhé

1. Hình tượng chim Phượng Hoàng
phượng hoàng phong thủy

Phượng Hoàng là linh vật được biểu hiện cho tầng trên. Phượng Hoàng thường có mỏ vẹt, thân chim, cổ rắn, đuôi công, móng chim cứng đứng trên hồ sen. Với ý nghĩa đầu đội công lý, mắt là mặt trời, mặt trǎng, lưng cõng bầu trời, lông là cây cỏ, cánh là gió, đuôi là tinh tú, chân là đất, vì thế phượng hoàng tượng trưng cho cả vũ trụ. Khi Phượng Hoàng ngậm lá đề hoặc ngậm cành hoa đứng trên đài sen, nó biểu hiện là con chim của đất Phật. Tức là có khả nǎng giảng về đạo pháp, làm nhiệm vụ giống như các nữ thần chim: nhảy múa, hát ca chào mừng Phật pháp.
Phượng Hoàng vốn là biểu tượng cửa sự tái sinh, phục sinh với Sự tích 500 năm Phượng Hoàng tái sinh một lần. Chim Phượng Hoàng được coi là biểu tượng của thần linh với sức mạnh phi thường, là hiện thân của ánh sáng mặt trời. Hình ảnh chim phượng hoàng đã xuất hiện ở Trung Quốc từ rất lâu rồi, khoảng hơn 7000 năm. Hình tượng chim Phượng Hoàng còn là biểu tượng của tình yêu lứa đôi.
Quan niệm của người Việt Nam cho rằng Phượng Hoàng xuất hiện báo hiệu đất nước được thái bình. Phượng Hoàng là loài chim đẹp nhất trong 360 loài chim. Nó có thân hình quyến rũ, kết tinh được vẻ đẹp, sự mềm mại, thanh lịch, vẻ duyên dáng của tất cả các loài chim. Phượng Hoàng còn tượng trưng cho nữ tính, cho phái đẹp của tầng lớp quý phái.

2. Hình tượng con Hạc
chim hạc phong thủy

Chim Hạc trong phong thủy được coi là biểu tượng của sự êm ấm và hạnh phúc.
Hạc là loài đứng đầu trong họ lông vũ, được gọi là “nhất phẩm điểu”. Hạc là loài chim “dưới một người, trên vạn người”, Sau phượng hoàng, hạc được ưa chuộng nhất trong số những loài chim biểu tượng của may mắn. Hạc được xem là loài chim bất tử, tượng trưng cho sự trường thọ, hạnh phúc và chuyến bay an toàn. Người ta tin rằng hạc trong nhà hoặc ngoài vườn sẽ mang đến sự hòa thuận và hạnh phúc.
Hạc đang bay và bay vút lên trời cao tượng trưng cho một kiếp sau tốt đẹp, vì người ta xem hạc là sứ giả dẫn linh hồn lên trời. Hạc bay giữa những đám mây tượng trưng cho trường thọ, sự khôn ngoan và một cuộc sống gần với vua. Điều này khiến hạc tượng trưng cho việc đạt đến một vị trí cao về quyền lực.
Hạc là chim tiên, người ta nói nó có khí phách và phong độ của bậc tiên nhân đạo sĩ. Nó có quan hệ mật thiết với thần tiên của Đạo gia. Tương truyền tiên nhân thường cưỡi hạc, được gọi là “Hạc giá”, “Hạc ngự”, sau lại dùng để chỉ thần tiên đạo sĩ. Cảnh cát tường có “quần tiên hiển thọ” là bức tranh Thọ tinh cưỡi hạc bay trong không trung, bát tiên (hoặc quần tiên) chắp tay đứng nhìn, có thể dùng để chúc thọ. Hạc được sử dụng rất nhiều trong cảnh cát tường, có bức chỉ vẽ Hạc như đoàn Hạc, song Hạc… nhưng phần nhiều được vẽ phối hợp với các động thực vật trường thọ khác, như phối hợp với cây tùng…
Ở Việt Nam hạc là con vật của đạo giáo. Hình ảnh hạc chầu trên lưng rùa trong nhiều ngôi chùa, miếu…, hạc đứng trên lưng rùa biểu hiện của sự hài hòa giữa trời và đất, giữa hai thái cực âm – dương. Hạc là con vật tượng trưng cho sự tinh tuý và thanh cao. Theo truyền thuyết rùa và hạc là đôi bạn rất thân nhau. Rùa tượng trưng cho con vật sống dưới nước, biết bò, hạc tượng trưng cho con vật sống trên cạn, biết bay. Khi trời làm mưa lũ, ngập úng cả một vùng rộng lớn, hạc không thể sống dưới nước nên rùa đã giúp hạc vượt vùng nước ngập úng đến nơi khô ráo. Ngược lại, khi trời hạn hán, rùa đã được hạc giúp đưa đến vùng có nước. Điều này nói lên lòng chung thuỷ và sự tương trợ giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn giữa những người bạn tốt.

3. Hình tượng Rồng
rồng phong thủy

Đối với các nước phương Đông, con rồng là kiệt tác sáng tạo nghệ thuật có lịch sử lâu đời. Trên thực tế, rồng chỉ là sản phẩm của nghệ thuật, vì nó không tồn tại trong thế giới tự nhiên mà là sự sáng tạo nghệ thuật siêu tự nhiên. Cùng với sự phát triển của lịch sử, từ lâu các nước phương Đông hình thành nên quan niệm phổ biến về con rồng, tổng hợp trong con vật linh thiêng này là trí tuệ, tín ngưỡng, niềm tin, lý tưởng, nguyện vọng, sức mạnh… Trải qua bao đời, các nhà văn, nhà thơ, họa sĩ ở mỗi nước phương Đông đã dần tạo cho con rồng trở thành biểu tượng cao quý và sức sống vĩnh hằng, có ảnh hưởng to lớn, ý nghĩa sâu sắc đối với đời sống xã hội ở mỗi nước.
Đối với dân tộc Việt Nam, ngoài nét chung nói trên, rồng còn có ý nghĩa riêng, đó là nó chỉ dân tộc Việt Nam có xuất xứ từ con rồng cháu tiên. Từ câu chuyện huyền thoại chàng Lạc Long Quân lấy nàng Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng, sau nở thành một trăm người con, hình ảnh con rồng đã dần dần ǎn sâu vào tâm thức của người Việt. Hà Nội là thủ đô cả nước, với tên gọi đầu tiên: Thăng Long (rồng bay). Vùng Đông Bắc nước ta có Hạ Long (rồng hạ), một trong những thắng cảnh đẹp nhất nước. Đồng bằng Nam Bộ phì nhiêu được làm nên bởi dòng sông mang tên Cửu Long (chín rồng). Không những là biểu tượng cho xuất xứ nòi giống dân tộc Việt Nam, rồng còn là thần linh, chủ của nguồn nước, mang lại sức sống mãnh liệt, làm cho mùa màng tốt tươi. Rồng là biểu tượng của sức mạnh, chính vì vậy mà các vua chúa đã lấy hình tượng rồng đại diện cho uy lực triều đình. Thời Lê, rồng trở thành bản mệnh của nhà vua. Hình tượng rồng được thêu lên tấm áo vua mặc.

4. Hình tượng con Hổ
hổ trong phong thủy

Hổ là con vật rất linh thiêng nằm trong bộ Tứ Linh là Long, Phượng, Quy, Hổ. Hổ là con vật linh thiêng thứ hai sau Rồng, thường đi với rồng như một cặp bổ trợ lẫn nhau. Hổ là con vật linh thiêng và đầy uy quyền thường được thờ phụng, đại diện cho chư vị tướng quân chuyên phù trợ chánh pháp. Chính vì thế nó là biểu tượng cho quyền lực,cho công danh học hành và sự tăng tiến trong kinh doanh.

5. Hình tượng Cá Chép
cá chép trong phong thủy

Theo quan niệm phương Đông, cá Chép tượng trưng cho sức khỏe và tài lộc. Trong đường quan lộ, cá Chép là biểu tượng của sự thăng tiến, công danh. Trong kinh doanh, cá chép còn tượng trưng cho sức mạnh, lòng dũng cảm với tích truyện vượt Vũ môn để hóa Rồng, nên người ta còn coi cá Chép như một hiện thân của Rồng, con vật linh thiêng cao quý.
Truyền thuyết về “Cá chép hóa rồng” hẳn nhiều người cũng biết đến. Tích xưa kể rằng: “Vào một năm nọ, nạn hạn hán hoành hành vì số Rồng quá ít. Ngọc Hoàng thượng đế liền tổ chức một cuộc thi tuyển chọn con vật có thể hóa Rồng. Cuộc thi có ba kì. Mỗi kì vượt qua một đợt sóng. Con vật nào đủ sức đủ tài, vượt được cả ba đợt sóng thì mới được hóa Rồng.Trong một tháng trời, đại diện của bao nhiêu loài thủy tộc đến thi đều bị loại cả vì không con nào vượt được cả ba đợt sóng. Đến lượt Cá Chép vào thi thì gió thổi ào ào mây kéo ầm trời. Chép ta vượt luôn một hồi qua ba đợt sóng và lọt vào cửa Vũ Môn. Khi đó Cá Chép được hóa thân vảy- đuôi- râu- sừng mọc ra, vóc dáng bỗng trở nên oai linh, giống hệt thần Rồng.” Vì vậy mà cá chép được coi là vua của các loài cá, đem lại sự may mắn thành công.

Qua bài viết trên hy vọng sẽ giúp quý khách hiểu hơn về ý nghĩa của một số hình tượng con vật, từ đó lựa chọn được cho mình những mẫu thiết kế hợp với sở thích và phong thủy.

Hãy like Trang Facebook của chúng tôi để cập nhật xu hướng trang trí, những thiết kế mới nhất cũng như các chương trình ưu đãi nhé:
Vũ Phát Đạt Decor
https://www.facebook.com/vuphatdatdecor/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *